Ms Oanh  0908.277.692  -  0932976332 Ms Thi

Phong Tục Lễ Lên Đèn Trong Đám Cưới

Lễ lên đèn là gì? Lễ lên đèn là nét riêng không thể thiếu trong đám cưới của người Nam bộ, bởi các cụ ngày xưa quan niệm ngọn lửa là biểu tượng của cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Ngày đăng: 02-11-2017

1,648 lượt xem

Phong Tục Lễ Lên Đèn Trong Đám Cưới

Lễ lên đèn – Đặc trưng riêng biệt của đám cưới miền Nam
Vì là phong tục, tín ngưỡng được truyền từ đời này sang đời khác nên không một ai có thể biết chính xác lễ lên đèn có từ lúc nào. Song, nghi thức này đã gắn bó mật thiết với đám cưới của người miền Nam, là bước đầu tiên trong sự gắn kết cuộc sống của tân lang – tân giai nhân.
 
Trong ngày rước dâu, nhà trai phải mang hai cây nến lớn có khắc hình rồng, phượng sang nhà gái, kích cỡ trùng với chân đèn trên bàn thờ. Một người lớn tuổi, uy tín đại diện bên họ nhà gái sẽ làm lễ tuyên bố xin được lên đèn. Đây là người phải có hoàn cảnh gia đình êm ấm, hạnh phúc, con cái đủ đầy để mang đến khởi đầu may mắn cho đôi uyên ương. Sau khi tuyên bố, cô dâu và chú rể phải tự tay đốt nến và cùng nhau đặt lên chân đèn trên bàn thờ.
 
le len den
 
Trong phong tục đám cưới miền Nam, mâm quả nhà trai mang sang nhà gái luôn phải có cặp đèn long phụng
Lưu ý, khi đốt đôi đèn hình long phụng phải thật chậm rãi, cẩn thận, chờ cho tim đèn cháy tốt và hai ngọn cháy bằng nhau. Nếu cây nào còn cháy yếu, phải nghiêng tim cho lửa cháy đều rồi mới bắt đầu nghi thức lên đèn. Khi cầm đèn, cô dâu chú rể phải để cho hàm rồng và mỏ phượng giao nhau mới được cho là tốt.
 
Lễ lên đèn trong đám cưới là một nghi thức thiêng liêng
Sau khi cắm đèn xong, cô dâu, chú rể cúi lạy tổ tiên, hoàn tất nghi thức lên đèn. Cặp đèn long phụng sẽ được phát sáng trong suốt buổi lễ. Sau khi nghi lễ hoàn tất, đèn sẽ được tắt lửa và cất lại vào hộp, để trên bàn thờ, gìn giữ trong suốt nhiều năm về sau.
 
le len den trong dam cuoi
 
Ý nghĩa lễ lên đèn
 
Nghi lễ truyền thống này mang ý nghĩa thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với các vị tổ tiên, giúp gắn kết tình cảm thông gia giữa hai gia đình. Bên cạnh đó, lễ lên đèn còn thay cho lời tuyên bố với họ hàng hai bên về tình yêu của đôi uyên ương, cũng là lời hứa gắn kết trọn đời trước các vị tổ tiên và mong được chứng giám.
 
Theo đúng truyền thống, đèn long phụng phải cháy đồng đều, không được tắt trong quá trình đôi uyên ương hành lễ
Có một quan niệm đi cùng với nghi thức này, nếu đèn tắt sẽ là điềm báo không lành nên gia chủ thường đóng hết cửa sổ và tắt quạt để tránh gió khi làm lễ lên đèn. Một quan niệm khác, nếu đèn cháy bên cao bên thấp, dự đoán cô dâu sẽ lấn át chồng. Tuy nhiên, điều này không có cơ sở vì thực tế ai giữ vai trò chủ chốt trong gia đình còn tùy thuộc vào tính cách và sự bàn bạc nhất trí của cả hai vợ chồng.
 
le len den trong dam cuoi mien nam
 
Đây là nét đẹp bản sắc văn hóa cưới hỏi cần được duy trì giữa xã hội ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, đối với một số gia đình tin vào phong thủy, tướng số, việc thực hiện lễ lên đèn phụ thuộc vào tuổi của cô dâu – chú rể. Nếu hai bên kỵ tuổi, gia đình sẽ cắt giảm nghi thức này vì lo sợ điều không hay.
 
 
 
Quý khách có thể liên lạc qua hình thức sau:

Tư vấn qua Zalo /Viber : 0908277692

Tư vấn qua Hotline 0932791957

Tư vấn trực tiếp VP : 47 Phú Thọ, P.1, Q.11, TP.HCM

Email: damcuoiviettrongoi@gmail.com 

Fanpage: facebook.com/damcuoiviettrongoi

===========================================================
Cô Dâu – Chú Rể sẽ được tư vấn các gói : 
  • Trang trí gia tiên, trang trí nhà hàng
  • Rạp cưới đẹp.
  • Chụp hình album cưới, chụp hình – quay phim ngày cưới, 
  • Áo dài CD-CR, áo dài bưng quả, thực hiện mâm quả cưới 
  • Thuê xe- trang trí xe hoa
  • Đặt tiệc cưới tại nhà
  • Bình luận (0)
  • Bình luận Facebook
  • Gửi bình luận của bạn

    Captcha